So sánh sàn dự ứng lực và sàn xốp ACIF

Hiển thị một kết quả duy nhất

Có một số anh em kỹ sư kết cấu, kiến trúc sư và chủ đầu tư có hỏi mình ưu và nhược điểm của sàn ACIF so với sàn dự ứng lực (DUL). Trong mỗi trường hợp thì nên sử dụng loại sàn nào? Trước hết mình xin nói qua về sàn DUL và sàn ACIF 1 chút. Sàn dự ứng lực xuất phát từ châu Âu với nguyên lí kéo sợi cáp có cường độ cao (lên tới 1680 Mpa) bên trong sàn để cân bằng với tải trọng của sàn. Sàn ACIF sử dụng các hộp vuông bằng xốp đặt cách nhau 9-20cm bên trong sàn để làm rỗng sàn; qua đó làm giảm tải trọng bản thân của sàn. 1. Ưu điểm của sàn ACIF so với sàn dự ứng lực là gì? – Khả năng cách âm (sound isolation) tốt hơn. Sàn ACIF đạt chứng chỉ xanh của châu Âu nhờ khả năng cách âm vượt trội so với tất cả các loại sàn BTCT hiện nay. – Khả năng chống rung (vibration resistance) tốt hơn hẳn sàn dự ứng lực. Với mặt bằng giống nhau, sàn dự ứng lực có chiểu dày 22cm thì sàn ACIF có chiều dày 28cm. Mình đã nhận được tương đối nhiều lời phàn nàn về khả năng chống rung của sàn DUL từ nhà thầu và chủ đầu tư. Sàn DUL chỉ hết rung khi xây tường ngăn chia các căn hộ – Khả năng chống cháy của sàn ACIF tốt hơn sàn DUL. Sàn ACIFđạt chứng chỉ chống cháy RE120 của châu Âu. Một số thí nghiệm ở US và Europe cho thấy tốc độ giảm cường độ của cáp dự ứng lực khá nhanh so với thép thường, đặc biệt là cáp không bám dính unboned tendon. – Sàn ACIF linh hoạt về vấn đề cải tạo hoặc thay đổi công năng cho dự án hơn sàn DUL. Sàn DUL rất khó thay đổi công năng như khoan rút lõi sàn để làm ống thoát sàn, đục lỗ mở để làm thông tầng vì có thể làm đứt cáp dự ứng lực. Các bạn hãy tưởng tưởng khi một sợi cáp dự ứng lực đứt trên mặt bằng một tòa nhà chung cư, nó không chỉ làm giảm yếu sàn tại vị trí (căn hộ) cáp bị đứt mà nó ảnh hưởng tới toàn bộ các căn hộ khác mà sợi cáp đó đi qua. Đã có rất nhiều các trường hợp này xảy ra trong chung cư ở Việt Nam khi chủ nhà tự ý cải tạo, khoan đục sàn dự ứng lực – Khả năng xử lí sau khi xảy ra cháy của sàn ACIF tốt hơn sàn dự ứng lực. Một ví dụ điển hình như sau: Một tòa nhà sử dụng sàn DUL (mình không tiện nói tên) khi đang thi công thì bị cháy ở góc nhà tầng 25. Do cháy ở tầng cao nên công an PCCC mất hơn 2h mới dập tắt được lửa. Tuy chỉ cháy ở góc nhà làm ô sàn đó bị hư hại nhưng toàn bộ sàn (các căn hộ khác) chạy dọc theo 2 phương của ô sàn đó đều bị ảnh hưởng. Việc đánh giá hư hại và tiến hành gia cố sàn cho toàn bộ mặt bằng rất khó khăn và tốn kém. 2. Ưu điểm của sàn DUL so với sàn ACIF là gì? – Trong đa số loại mặt bằng thì sàn dự ứng lực đều cho chi phí rẻ hơn sàn ACIF từ 3-7%. Mặc dù sàn ACIF có thể tiết kiệm được 30-40% thép so với sàn dầm BTCT nhưng sàn DUL lại tiết kiệm được tới 50% thép sàn. Mình sẽ đánh giá một ví dụ với dự án trung tâm thương mại nhịp 9x9m với số nhịp lớn hơn 3. Nếu sử dụng sàn dự ứng lực, hàm lượng thép dự ứng lực khoảng 3,2kg/m2, thép thường 13kg/cm2; trong khi sàn ACIF cho hàm lượng thép thường lên tới 23kg/cm2. Khi công thêm chi phí hộp, sàn ACIF đắt hơn sàn DUL 3-7%. – Khả năng vượt nhịp lớn (trên 24m) của sàn ACIF chúng tôi đã làm vượt trội so với sàn dự ứng lực . 3. Tại sao ở Việt Nam hiện nay các chung cư, văn phòng cao tầng sử dụng sàn dự ứng lực nhiều hơn hẳn sàn ACIF? – Sàn dự ứng cho chi phí rẻ hơn, đã tin dùng trên thế giới hơn 50 năm nay, trong khi sàn ACIF cho chi phí cao hơn và mới du nhập vào Việt Nam khoảng 12 năm. XỐP ACIF được thừa hưởng và đã có tiêu chuẩn 7575 2007 , Sàn rỗng với hơn 30 năm lịch sử nên cần thời gian để chứng minh chất lượng – Hiện nay chi phí sàn ACIF rất hợp lý giá cả do công ty ACIFVIETNAM, đơn vị ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ ĐỘC QUYỀN KIỂU DÁNG KHỐI XỐP VỚI CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ. – Ở châu Âu, sàn RỖNG rất thịnh hành tại Italy, Thổ Nhĩ Kì… do đạt chứng chỉ xanh, thân thiện với môi trường, khả năng cách âm, chống cháy, chống rung rất tốt. 4. Sàn ACIF phù hợp với loại công trình nào? Dĩ nhiên một sản phẩm được tung ra thị trường sẽ được nhắm đến một số đối tượng khách hàng nhất định và khách hàng của ACIF hiện nay là các loại công trình sau: – Khách sạn, văn phòng nhịp lớn xây chen trong phố. Các dự án loại này mà ACIF làm đa số có mặt tiền từ 8-16 mét (như tòa nhà Tổ 14, Quang Trung, Uông Bí Quảng Ninh, Nhà Tiệc cưới Cát Tường Weding Đà lạt và bị hạn chế chiều cao tầng. Nếu dùng sàn BTCT thường thì chiều cao dầm từ 50-80cm, rất khó đạt chiều cao thông thủy cho công trình. Sàn DUL trong trường hợp này cũng không khả thi do 2 bên nhà bị xây chen nên không có chỗ để kéo cáp -Nhà liền kề, biệt thự. Hiện nay các dự án nhà liền kề nhịp 8m rất thích hợp làm sàn ACIF do khả năng vượt nhịp lớn không có cột giữa, khả năng thay đổi công năng trên mặt bằng sàn và chi phí rẻ hơn sàn BTCT truyền thống. – Các công trình nhịp lớn thấp tầng như trường học, nhà trẻ, trung tâm thương mại, hay toàn bộ các công trình – Garage ô tô,Showroom Ô tô 315 Trường Trinh, Chùa Diên Khánh,bệnh viện tư nhân,Chung cư LICOGI 13 TOWER, Nhà dân số 11A, 100 Tây Sơn, ... – Sử dụng làm tường gạch xốp phủ bê tông, xây thay thế gạch tiết kiệm vật liệu 5. Có thể kết hợp cáp DUL và hộp ACIF không? Có! ACIFVIETNAM còn cung cấp giải pháp DUL cho một vài dự án có nhịp trên 24m 6. Sàn ACIF lợi hơn sàn DUL về kinh tế trong những loại mặt bằng nào) – Mặt bằng dạng cột biên và core wall 1 nhịp. – Mặt bằng có cột không liên tục, thẳng hàng. – Mặt bằng 1 nhịp nhà thấp tầng. Do ảnh hưởng của cáp nên nhà thấp tầng 1 nhịp lớn phải có cột lớn mới đảm bảo. Sàn ACIF cho cột bé hơn sàn DUL Hi vọng bài viết này giúp các bạn kỹ sư, các chủ đầu tư đưa ra sự lựa chọn hợp lí cho phương án sàn phẳng với nhiều ưu điểm hiện nay.
Hỗ trợ khách hàng
 
Chat
 
Hỗ trợ khách hàng
+
.
.
.
.
Translate »