TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
TCXD 45-78
NỀN NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH
1. NGUYÊN TẮC CHUNG
1.1 – Tiêu chuẩn này được dùng để thiết kế nền, nhà và công trình.
Chú thích: Trừ mục 2 “Tên đất nền” tiêu chuẩn này không dùng để thiết kế nền của công trình thủy lợi, cầu đường sân bay cũng như nền móng cọc, trụ và móng sân bay cũng như nền móng cọc, trụ và móng sâu dưới tải trọng động.
1.2 – Nền nhà và công trình phải thiết kế trên cơ sở
a) Kết quả điều tra địa chất công trình và địa chất thủy văn và những số liệu về điều kiện khí hậu của vùng xây dựng;
b) Kinh nghiệm xây dựng nhà và công trình trong các điều kiện địa chất công trình tương tự;
c) Các tài liệu đặc trưng cho nhà hoặc công trình định xây, kết cấu của nó và tải trọng tác dụng lên móng cũng như các điều kiện sử dụng sau này;
d) Điều kiện xây dựng địa phương;
đ) So sánh kinh tế kỹ thuật các phương án của giải pháp thiết kế để chọn giải pháp tối ưu nhằm tận dụng đầy đủ nhất các đặc trưng bền và biến dạng của đất và các tính chất cơ lý của vật liệu làm móng (hoặc các phần ngầm khác của kết cấu).
1.3 – Việc nghiên cứu địa chất công trình của đất nền nhà và công trình phải thực hiện theo yêu cầu của các tiêu chuẩn và quy phạm xây dựng, tiêu chuẩn Nhà nước và các tài liệu tiêu chuẩn khác về điều tra công trình và nghiên cứu đất xây dựng cũng như phải tính đến đặc điểm kết cấu và đặc điểm sử dụng nhà và công trình.
1.4 – Kết quả nghiên cứu địa chất công trình phải gồm các tài liệu cần thiết để giải quyết các vấn đề:
– Chọn kiểu nền và móng, xác định chiều sâu đặt móng và kích thước móng có dự kiến đến những thay đổi có thể xảy ra (trong quá trình xây dựng và sử dụng) về điều kiện địa chất công trình địa chất thủy văn và tính chất của đất;
– Trong trường hợp cần thiết, chọn các phương pháp cải tạo tính chất đất nền;
– Quy định dạng và khối lượng các biện pháp thi công.
1.5 – Không cho phép thiết kế nền nhà và công trình mà không có hoặc không đầy đủ căn cứ địa chất công trình tương ứng để giải quyết các vấn đề ở điều 1.4 của tiêu chuẩn này.
1.6 – Trong điều kiện cho phép, khi lập phương án nền và móng cần quy định việc ủi lớp đất trồng trọt để sau này sử dụng lại cho nông nghiệp (trồng trọt lại) hoặc đối với đất ít có giá trị nông nghiệp thì dùng để trồng cây xanh cho khu xây dựng v.v…
1.7 – Trong phương án nền và móng của nhà và công trình của những trường hợp nêu ở điều 3.58 của tiêu chuẩn này nên tiến hành đo biến dạng của nền theo các điểm mốc đặt sẵn.
2. TÊN ĐẤT NỀN
2.1 – Khi mô tả kết quả khảo sát trong thiết kế nền móng và các phần khác nằm dưới mặt đất của nhà và công trình phải quy định tên đất theo phần này của tiêu chuẩn.
Trong trường hợp cần thiết, cho phép đưa thêm vào các tên gọi và đặc trưng phụ khác (thành phần hạt của đất sét, mức độ và tính chất đất nhiễm muối, dạng đất đã hình thành nền đất êluvi, tính bền vững khi chịu phong hóa khí quyển, độ cứng khi đào v.v…) chú ý đến loại và đặc điểm xây dựng cũng như các điều kiện địa chất địa phương. Tên gọi và đặc trưng phụ không được mâu thuẫn với tên đất của tiêu chuẩn này.
2.2 – Đất đá được chia ra đá và đất.
a) Đá gồm có phún xuất, biến chất và trầm tích có liên kết cứng giữa các hạt (dính kết và xi măng hóa) nằm thành khối liên tục hoặc khối nứt nẻ;
- Đá phún xuất được tạo ra do mác ma phun lên trên mặt đất, do nguội nhanh trong điều kiện nhiệt độ và áp suất thấp, các khoáng không kịp kết tinh hoặc chỉ kết tinh được một bộ phận với kích thước tinh thể bé, chưa hoàn chỉnh, còn đa số tồn tại ở dạng vô định hình. Trong quá trình nguội lạnh các chất khí và hơi nước không kịp thoát ra, để lại nhiều lỗ rỗng làm cho đá nhẹ.
- Đá biến chất được hình thành từ sự biến tính của đá magma, đá trầm tích, thậm chí cả từ đá biến chất có trước, do sự tác động của nhiệt độ, áp suất cao và các chất có hoạt tính hoá học, gọi là quá trình biến chất.
- Đá trầm tích: Đá trầm tích là một trong ba nhóm đá chính (cùng với đá mácma và đá biến chất) cấu tạo nên vỏ Trái Đất và chiếm 75% bề mặt Trái Đất. Khi điều kiện nhiệt động của vỏ Trái Đất thay đổi như các yếu tố nhiệt độ nước và các tác dụng hoá học làm cho các loại đất đá khác nhau bị phong hoá, vỡ vụn. Sau đó chúng được gió và nước cuốn đi rồi lắng đọng lại thành từng lớp. Dưới áp lực và trải qua các thời kỳ địa chất, chúng được gắn kết lại bằng các chất keo thiên nhiên tạo thành đá trầm tích.
b) Đất gồm có:
– Đất hòn lớn là loại không có liên kết xi măng, các hạt lớn hơn 2mm chiếm trên 50 % tính theo trọng lượng các hòn tinh thể hoặc trầm tích;
– Đất cát là loại ở trạng thái khô thì rời, các hạt lớn hơn 2mm chiếm dưới 50 % tính theo trọng lượng và không có tính dẻo (đất không lăn được thành sợi có đường kính 3mm hoặc số dẻo của nó Id <>
– Đất sét là loại có số dẻo Id ≥ 0,01.
Chú thích: Số dẻo của đất Id: là hiệu số độ ẩm biểu diễn bảng số thập phân ứng với hai trạng thái của đất: ở giới hạn nhão Wnh và ở giới hạn lăn Wd.
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại ACIF Việt Nam
Địa chỉ: Số 8 ngõ 38 Trần Quý Kiên, Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT: 0982 244 868
Email: acifgroups@gmail.com